Welcome

Tẩy thẻ là gì? Giải mã thuật ngữ “tẩy thẻ” trong bóng đá

Nếu là một người yêu thích thể thao, hay theo dõi các trận cầu đỉnh cao thì chắc hẳn, bạn sẽ biết bóng đá có vô vàn quy định và thuật ngữ chuyên ngành. Những tiếng lóng, những thuật ngữ mà chỉ người trong nghề mới hiểu. Một trong số đó, có thể bạn đã nghe thấy ở đâu đó trong một trận bóng câu nói “tẩy thẻ”. Vậy, tẩy thẻ là gì? Tại sao cầu thủ nào cũng muốn được tẩy thẻ? Hãy cùng giải mã thuật ngữ này cùng chúng tôi. 

Tẩy thẻ là gì? Khái niệm “tẩy thẻ” trong bóng đá

Tại các trận đấu lớn có tính quyết định, huấn luyện viên chính sẽ đưa ra những chủ đích của riêng mình, mang tính chiến lược để những cầu thủ đá chính, quan trọng trong đội có thể tham gia được những trận quan trọng. 

Cầu thủ cố tình phạm lỗi, ăn thẻ vàng để được tẩy thẻ

Minh họa dễ hiểu hơn, nếu cầu thủ giữ vị trí chiến lược quan trọng trong đội bóng đã ăn 4 thẻ vàng ( 5 thẻ vàng không được phép thi đấu ở trận kế tiếp) thì chỉ 1 thẻ nữa, cầu thủ sẽ mất quyền ra sân trong trận sau. Và trận đấu có tính quyết định cao hơn, cầu thủ sẽ sạch thẻ và tham gia thi đấu ở trận sau như bình thường. 

Tuy nhiên, việc tẩy thẻ không được diễn ra một cách quá thô thiển. Nếu lộ liễu quá, toàn đội sẽ hưởng mức phạt theo quy định. Trong lịch sử, Real Madrid cũng đã từng bị xử phạt. Cụ thể, HLV Mourinho đã bị cấm chỉ đạo 2 trận đấu và mất 40.000 Euro cho mức phạt. Bên cạnh đó, Ủy ban kỷ luật của UEFA cũng đã có động thái phạt hai trợ lý của huấn luyện viên là Ramos và Alonso 20.000 Euro mỗi người và toàn đội là 120.000 Euro.

Mourinho – Huấn luyện viên Real Madrid

Tiếp đó, vào năm 2013, Real Madrid lại dính nghi vấn tẩy thẻ. Tuy nhiên, kín tiếng và kín đáo hơn ở lần phạt trước đó, lần này, Ủy ban kỷ luật của UEFA không tìm được bằng chứng để xử phạt.  Sau đó, có khá nhiều nghi án tẩy thẻ nhưng đều trải qua trót lọt. 

Tại sao các cầu thủ luôn muốn được “tẩy thẻ”?

Trong bóng đá, tẩy thẻ là vấn đề hết sức bình thường bởi ai cũng muốn được cống hiến. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cũng nhìn lại xôn xao gần đây của dư luận, bàn cãi về việc Xuân Trường và Văn Hậu có nghi vấn tẩy thẻ. Cụ thể, hai cầu thủ này đã cố tình phạm lỗi để ăn 2 thẻ vàng và được vắng mặt tại trận thi đấu U22 Philippines nhằm chắc chắn mình sẽ có vé tham gia trận quyết liệt hơn gặp U22 Thái Lan và U22 Indonesia.

Các cầu thủ tuyển Việt Nam

Về trường hợp của Xuân Trường và Văn Hậu, không có bằng chứng thuyết phục cho giả thuyết huấn luyện viên cố tình chỉ đạo học trò phạm lỗi để dính thẻ. Do đó, không có căn cứ để Ban kỷ luật đưa ra mức phạt.

Trên thế giới, câu chuyện tẩy thẻ dường như khá bình thường. Đây là hành vi được cố ý sử dụng nhằm đảm bảo các cầu thủ giỏi sẽ góp mặt trong các trận đấu mạnh, mang tầm chiến lược, quyết định sự dừng lại hay đi tiếp của đội bóng. 

Đặc biệt, trong bóng đá, tất cả khái niệm chơi đẹp, chơi xấu, chơi tiểu xảo hay không tiểu xảo sẽ đều không có giá trị khi ghi được bàn thắng về cho đội nhà. Nói một cách khác, các thủ thuật trong lối chơi không đẹp sẽ bị nhạt nhòa khi đặt cạnh việc ghi bàn thắng. 

Tẩy thẻ trở nên khá phổ biến ở bóng đá thế giới

Ngoài khả năng và kỹ năng cần phải có, các cầu thủ cần biết tính toán, có chiến lược dài hơi cho giải đấu. Việc huấn luyện viên có đầu óc tính toán, chỉ đạo cho cầu thủ chủ chốt của mình tẩy thẻ là chiến thuật thông minh, thể hiện tầm nhìn xa và đầu óc chiến lược của người thủ lĩnh. 

Thực tế, chúng ta cũng không thể nào trách cứ họ. Bởi, đối với họ hay đối với chúng ta, mục tiêu cao nhất vẫn là ghi được bàn thắng và giành được quyền đi tiếp. Hơn ai hết, những dự tính của huấn luyện viên còn thể hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cầm quân của họ. 

Nhiều cầu thủ muốn thể hiện năng lực bản thân, cống hiến sức mình và họ thấy mình xứng đáng được góp mặt trong trận đấu xứng tầm thì việc họ tẩy thẻ để giành cơ hội cho chính mình là điều hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, nếu vì tẩy thẻ mà gây ra những pha phạm lỗi quá nguy hiểm hay cố tình lộ liễu vi phạm để nhận thẻ thì lại là hành vi đáng chê trách. 

Tẩy thẻ cũng chưa chắc đội bóng giành kết quả cao nhất bởi có thể họ có mặt trong trận đấu tiếp theo nhưng không đủ may mắn và không đủ năng lực để đi tiếp. 

Kết luận

Như vậy, khái niệm tẩy thẻ là gì, nguyên nhân tại sao cầu thủ nào cũng muốn được tẩy thẻ đã được chúng tôi phân tích ở trong bài viết. Nếu bạn là fan hâm mộ bóng đá, yêu thích và muốn hiểu toàn diện các thuật ngữ, khái niệm chuyên môn trong bóng đá thì đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi. Chúc bạn có những giây phút thăng hoa cùng trái bóng và có những trải nghiệm thú vị với môn thể thao này.